Thuê nhà là phương án giúp giải quyết nhu cầu về chỗ ở cho những người sinh sống, học tập và làm việc xa gia đình. Vậy người thuê nhà có quyền gì đối với tài sản thuê? Cùng NhaTop1 tìm hiểu nhanh về quyền và nghĩa vụ của người thuê nhà theo quy định mới nhất trong bài viết sau.
1. Người Thuê Nhà Có Quyền Gì Đối Với Tài Sản?
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, người thuê nhà có những quyền sau:
Quyền Cho Thuê Lại
Theo quy định tại Điều 474 Bộ luật này thì bên thuê nhà có quyền cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê nếu được bên cho thuê đồng ý.
Quyền Bảo Đảm Giá Trị Sử Dụng Của Tài Sản Thuê
Để biết người thuê nhà có quyền gì, chúng ta sẽ căn cứ theo quy định tại Điều 477, Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể, bên cho thuê phải đảm bảo giá trị sử dụng tài sản thuê cho bên thuê nhà.
– Bên cho thuê phải bảo đảm:
+ Tài sản thuê trong tình trạng như đã thỏa thuận, phù hợp với mục đích thuê trong suốt thời gian cho thuê.
+ Bên cho thuê phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sản thuê, trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập quán bên thuê phải tự sửa chữa.
– Bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê thực hiện sửa chữa tài sản hoặc giảm giá thuê trong trường hợp tài sản thuê bị giảm sút giá trị sử dụng mà không do lỗi của bên thuê. Nếu không thực hiện những biện pháp trên thì bên cho thuê phải đổi tài sản khác có giá trị tương đương với tài sản thuê theo thỏa thuận ban đầu.
– Bên thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu khiếm khuyết tài sản mà bên thuê không biết hoặc không thể sửa chữa được dẫn đến mục đích thuê không thể thực hiện.
– Bên thuê có quyền tự sửa chữa tài sản thuê với chi phí hợp lý và phải báo với người cho thuê đồng thời yêu cầu bên cho thuê thanh toán lại chi phí đã bỏ ra để sửa chữa tài sản thuê trong trường hợp bên cho thuê không sửa chữa dù đã được thông báo hoặc sữa chữa không kịp.
Quyền Được Bảo Đảm Quyền Sử Dụng Tài Sản
Nếu bạn thắc mắc người thuê nhà có quyền gì thì đó là quyền được bên thuê đảm bảo quyền sử dụng tài sản đã thuê theo Điều 478 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể, bên cho thuê phải bảo đảm quyền sử dụng tài sản ổn định cho bên thuê.
Bên thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu bên thuê không được sử dụng tài sản ổn định do xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản thuê.
Quyền Tu Sửa Làm Tăng Giá Trị Tài Sản Thuê
Theo Khoản 2 Điều 479 thì người thuê nhà có quyền tư sữa để làm tăng giá trị tài sản thuê và được bên cho thuê đồng ý. Đồng thời, người thuê nhà cũng có quyền yêu cầu chủ nhà thanh toán khoản chi phí hợp lý đã bỏ ra để tu sửa tài sản.
2. Nghĩa Vụ Của Bên Thuê Nhà Là Gì?
Ngoài thắc mắc người thuê nhà có quyền gì thì bạn cũng cần phải biết nghĩa vụ phải thực hiện khi thuê nhà để tránh thiệt hại hoặc có hành vi vi phạm pháp luật. Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì người thuê nhà có nghĩa vụ:
Khoản 1, Điều 479: Bên thuê có nghĩa vụ bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ tài sản thuê. Nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường (trừ những hao mòn tự nhiên trong quá trình sử dụng).
Khoản 1, Điều 480: Bên thuê phải sử dụng tài sản thuê theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận.
Khoản 1, Điều 481: Bên thuê phải thực hiện nghĩa vụ trả đủ tiền thuê đúng thời hạn đã thỏa thuận hoặc theo tập quán nơi trả tiền nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả tiền thuê. Trường hợp không thể xác định được thời hạn theo tập quán thì bên thuê phải trả tiền khi trả lại tài sản thuê.
Khoản 1, Điều 482: Bên thuê phải trả lại tài sản thuê sau khi kết thúc hợp đồng thuê nhà trong tình trạng như khi nhận (trừ hao mòn tự nhiên hoặc theo đúng như tình trạng đã thỏa thuận). Nếu giá trị của tài sản thuê bị giảm sút so với tình trạng khi nhận hoặc không đúng như thỏa thuận thì bên thuê phải bồi thường thiệt hại (trừ hao mòn tự nhiên).
3. Khi Nào Thì Người Thuê Nhà Có Quyền Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng?
Theo Khoản 3 Điều 132, Luật Nhà ở 2014 thì người thuê nhà có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở trong trường hợp:
- Bên thuê nhà không sửa chữa nhà ở khi có hư hỏng nặng dù đã được thông báo.
- Tăng giá thuê nhà ở bất hợp lý hoặc tự ý tăng giá thuê mà không thông báo cho bên thuê nhà ở biết trước theo thỏa thuận.
- Khi quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba.
Bên thuê cần phải thông báo với bên cho thuê về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng biết trước thời gian ít nhất 30 ngày (trừ những trường hợp có thỏa thuận khác). Nếu bên thuê không thông báo mà tự ý chấm dứt hợp đồng thì sẽ phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
4. Người Thuê Nhà Có Quyền Chiếm Hữu Không?
Theo Điểm b và c, Khoản 1, Điều 165 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản hoặc được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật.
Như vậy, nếu người thuê nhà được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản hoặc chuyển giao quyền chiếm hữu tài sản thông qua giao dịch dân sự thì sẽ có quyền chiếm hữu có căn cứ pháp luật. Ngược lại, nếu không thuộc các trường hợp thì chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
Trường hợp hết thời hạn hợp đồng mà người thuê nhà không trả lại tài sản thì là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Khi đó, chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu. Nếu bên thuê nhà chậm trả nhà hoặc cố ý không chịu trả nhà thì bên cho thuê khởi kiện về hành vi xâm phạm chỗ ở đến Tòa án nhân dân cấp huyện theo Điều 35 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015.
Trên đây là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc "người thuê nhà có quyền gì" theo quy định pháp luật mới nhất. Ngoài các quyền và nghĩa vụ trên thì người thuê nhà còn có những quyền và nghĩa vụ khác theo thỏa thuận với người cho thuê và được thể hiện trong hợp đồng thuê nhà.
Một lưu ý nhỏ là trong hợp đồng thuê nhà, các quyền, nghĩa vụ hoặc những quy định về trật tự an ninh, vệ sinh, các khoản chi phí cần thanh toán, thời hạn thuê, thanh toán tiền nhà, tiền cọc, mức xử phạt hoặc bồi thường thiệt hại khi quyền lợi các bên bị xâm phạm,… giữa người thuê và người cho thuê cần phải ghi cụ thể, đầy đủ, càng chi tiết càng tốt để tránh rủi ro và thiệt hại cho các bên về sau.
Nguồn bài viết: Sưu tầm