Việc chuyển nhượng phòng trọ hiện nay diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, vì không nắm rõ những quy định của pháp luật mà nhiều người gặp rắc rối cũng như không thể chuyển nhượng lại cho bên thứ ba. Vậy chuyển nhượng phòng trọ là gì? Người đi thuê có được phép chuyển nhượng lại phòng trọ cho bên thứ ba hay không? Cùng NhaTop1 tìm hiểu bài viết sau đây nha!
Nhượng Phòng Trọ Là Gì?
Hiện nay, có rất nhiều trường hợp, bên thuê phòng trọ sau khi đã ký hợp đồng với chủ nhà, vì một số lý do nào đó chưa sử dụng được hoặc tạm ngưng sử dụng và có ý định muốn nhượng lại cho bên thứ ba.
Lúc này, có thể hiểu việc chuyển nhượng phòng trọ chính là việc chuyển nhượng hợp đồng thuê cho bên thứ ba (được hiểu là việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ từ bên thuê hiện tại sang bên thuê mới).
Người Đi Thuê Có Được Phép Chuyển Nhượng Phòng Trọ Cho Bên Thứ Ba Không?
Chúng ta đã có đáp án cho câu hỏi "nhượng phòng trọ là gì", vậy việc nhượng lại, cho thuê lại phòng trọ có hợp pháp hay không?
Căn cứ theo Điều 475 Bộ Luật Dân sự 2015: “Bên thuê có quyền cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý”.
Điều 34 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 cũng quy định về quyền của bên thuê phòng trọ như sau:
- Yêu cầu chủ cho thuê phải cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác phòng trọ hay nhà ở.
- Yêu cầu chủ cho thuê mua giao nhà hay phòng trọ bao gồm cả hồ sơ liên quan theo thỏa thuận trong hợp đồng.
- Yêu cầu chủ cho thuê làm thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho đến khi thời hạn hợp đồng kết thúc thời hạn.
- Được cho thuê lại một phần hoặc toàn bộ nhà, phòng trọ và được chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà, phòng trọ cho bên thuê lại.
- Yêu cầu chủ cho thuê phải sửa chữa những phần hư hỏng của nhà, phòng trọ trong thời hạn thuê mà không phải do lỗi của mình gây ra.
- Yêu cầu chủ cho thuê bồi thường thiệt hại nếu lỗi xuất phát từ bên cho thuê.
- Có quyền sở hữu nhà, phòng trọ kể từ thời điểm đã thanh toán đủ tiền cho chủ nhà.
- Các quyền khác trong hợp đồng thuê nhà, thuê phòng trọ, công trình xây dựng
Như vậy, nếu không có nhu cầu thuê nữa, bạn hoàn toàn có thể sang nhượng phòng trọ cho bên thứ ba. Tuy nhiên, theo Điều 35 của Luật này thì bạn cần phải thông báo với chủ nhà về vấn đề cho thuê lại một phần hoặc toàn bộ cũng như chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà ở, phòng trọ, công trình xây dựng.
Một Số Lưu Ý Khi Chuyển Nhượng Phòng Trọ Là Gì?
Theo Điều 36 Luật Kinh doanh bất động sản 2014:
Bên thuê có quyền chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà ở, phòng trọ khi chủ cho thuê chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Việc chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà ở, phòng trọ phải được lập thành văn bản chữ ký và xác nhận đồng ý của chủ cho thuê vào hợp đồng nhượng phòng trọ.
Bên thuê lại phải tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ với chủ cho thuê theo những thoả thuận trong văn bản hoặc hợp đồng chuyển nhượng phòng trọ, nhà ở.
Chủ cho thuê sau khi đã đồng ý phải có trách nhiệm tạo điều kiện cho các bên chuyển nhượng phòng trọ và không được thu bất kỳ khoản chi phí nào liên quan đến chuyển nhượng phòng trọ, nhà ở.
Bên thuê lại phòng trọ cuối cùng sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Việc chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà, phòng trọ quy định tại Điều này không áp dụng đối với hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội.
Nguồn bài viết: Sưu tầm